Điều trị da nhạy cảm
Hiện nay, hàng triệu người trên thế giới khẳng định da họ là “da nhạy cảm” và con số này đang có chiều hướng gia tăng. Nhiều nghiên cứu cho thấy có đến 50% dân số tự mô tả mình là “da nhạy cảm”. Thời tiết khắc nghiệt, ô nhiễm và sự phản ứng với các sản phẩm là những nguyên nhân phổ biến nhất. Trong đó, căng thẳng là nguyên nhân mạnh mẽ gây nên làn da dễ nhạy cảm/bị nhạy cảm.
Phân biệt giữa da nhạy cảm và da bị nhạy cảm:
Da nhạy cảm là đặc điểm di truyền thường gặp. Thuật ngữ này đã trở nên phổ biến trong người tiêu dùng. Ít người được sinh ra với làn da mỏng manh và nhạy cảm. Da nhạy cảm là làn da gia tăng phản ứng và là kết quả của việc tiếp xúc với những nhân tố bên ngoài như ô nhiễm, hóa chất, lối sống, khí hậu,… và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Cả hai tình trang da này sẽ phản ứng nhanh và mạnh hơn đối với các nhân tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, sức sống) hoặc các kích thích bên ngoài (mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da) và căng thẳng.
Những đặc điểm của da nhạy cảm
- Kết cấu da mỏng và trong suốt
- Căng chặt sau khi rửa mặt
- Đỏ và có vết đốm
- Có thể làn da sẽ rất khô
- Có xu hướng đỏ mặt, ngứa và châm chích
- Giãn mao mạch trên má và mũi
- Phát ban nhỏ như da gà
Các mức độ da nhạy cảm
- Da nhạy cảm tự nhiên: Thường gặp ở làn da khô, da mỏng manh, dễ bị đỏ rát khi ra nắng và thường có cảm giác châm chích, căng rát.
- Da dễ bị kích ứng và kém dung nạp mỹ phẩm: Chỉ một tác nhân nhỏ cũng làm cho da nóng rát và bong vảy. Ở mức độ này, da không chịu được nắng gắt, trời rét lạnh hay các mỹ phẩm có tính kích ứng.
- Da quá mẫn cảm hoặc dễ dị ứng: Làn da có thể dị ứng ngay với hương liệu, chất bảo quản hay các hoạt chất chống nắng thường có trong mỹ phẩm…
Nguyên nhân và yếu tố tác động: Ô nhiễm, lối sống, sự mất nước, khí hậu, bị tổn thương, thành phần, căng thẳng, bệnh viêm nhiễm
Ngoài ra trong quá trình tẩy da chết quá nhiều hoặc da đã áp dụng các phương pháp điều trị quá mức hay không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến cho làn da trở nên nhạy cảm.
Nguyên tắc khi chăm sóc da nhạy cảm
1. Không nên dùng kem tẩy da chết hàng ngày: Đối với làn da nhạy cảm, tẩy da cần có từng bước bảo vệ theo trình tự cụ thể. Do da nhạy cảm rất mỏng và dễ có phản ứng với những yếu tố đến từ bên ngoài nên nếu mát xa quá lâu hoặc dùng lực mạnh sẽ gây ra tổn thương cho da. Vì vậy, nếu thực sự cần thiết, có thể chọn dùng kem tẩy da chết dạng trung hoà và hai tuần tẩy da một lần làđủ.
2. Nên bổ sung Vitamin C: Thiếu Vitamin C dễ làm cho da trở nên thô ráp, khô nẻ, từ đó gây ra viêm da, tróc da.
3. Không nên chà xát: Đối với những tình trạng da bình thường, việc chà và xoay nhẹ nhàng phối hợp với động tác massage có thể kích thích và tăng cường tuần hoàn.
4. Không dùng sản phẩm chung: Người mắc phải vấn đề da nhạy cảm luôn nhớ một điều rằng: không phải mỹ phẩm tốt cho người khác thì cũng tốt cho da mình. Nên phải soi da và tư vấn xem da mình nhạycảm ở vấn đề nào và từ đó mới dùng sản phẩm phù hợp.
5. Nên thử mỹ phẩm trên một vùng da nhỏ trước khi bôi lên mặt hoặc cơ thể của bạn. Lấy một lượng nhỏ mỹ phẩm bôi lên cánh tay của bạn và để trong khoảng 24 giờ nhằm xác định xem cóphản ứng bất lợi hay không.
6. Không nên khẳng định rằng một sản phẩm có dán nhãn “tự nhiên” hay “không gây dị ứng” có nghĩa là nó sẽ không gây kích ứng. Bạn có thể ngạc nhiên với các sản phẩm có hoặc không thích hợp với loại da của bạn.
7. Nên tham khảo lời tư vấn bác sĩ da liễu về các vấn đề nhạy cảm của da. Mẩn đỏ hoặc hiện tượng khô da mà bạn đang gặp có thể là do các bệnh về da như chứng đỏ mặt (Rosacea) hoặc eczema. Bác sĩ sẽ giúp xác định và điều trị các vấn đề nghiêm trọng về da mà bạn có thể không biết.
8. Không nên cố gắng tự chẩn đoán các vấn đề về làn da của mình.
9. Nên đến những trung tâm thẩm mỹ đáng tin cậy và có uy tín để điều trị. Làn da nhạy cảm rất dễ bị kích ứng và dễ để lại các di chứng về sau nếu như không được chăm sóc và điều trị đúng cách
Nhãn: chăm sóc da nhạy cảm, da nhạy cảm, đỏ mặt, Tẩy tế bào da chết
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ